Quả thật rất khó để vượt qua các thói quen xấu, cho dù bạn cũng biết nó xấu. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các thói quen xấu trong quay phim mà những người quay phim thường mắc phải.
1. Không sáng tạo.
Bạn quay 5 hay 6 clip phỏng vấn và tất tả chúng đều tương tự nhau, cùng dựa trên một cấu trúc nhất định. Có thể bạn nghĩ rằng việc đó giúp bạn tiết kiệm thời gian, bởi bạn luôn biết mọi chuyện diễn ra như thế nào. Nhưng thực tế đó là một việc làm thiển cận. Nó làm cho khách hàng nghĩ bạn không thông minh hoặc lười biếng.
2. Quá vội vàng.
Khi mọi người gặp khó khăn ở một project, bạn thường nói với họ “Tôi sẽ giải quyết nhanh thôi! Tôi có thể set up trong 15 phút, có thể phân cảnh trong vòng năm phút và chúng ta sẽ hoàn tất trong nửa giờ.” Và nếu mọi việc diễn ra đúng như vậy, bạn sẽ cho rằng bạn là một người xuất sắc khi có thể giải quyết mọi việc trong thời gian ngắn. Nhưng vấn đề là khi làm như vậy, bạn sẽ làm cho người khác không thoải mái. Mọi người thường không dễ để theo kịp bạn với tốc độ như vậy, và họ sẽ cảm thấy gượng gạo khi làm việc. Thay vì quá vồn vã thúc giục, hãy khéo léo nhắc cho mọi người biết rằng không nên chậm trễ, bởi bạn muốn công việc được thực hiện đúng tiến độ và không làm phí thời gian của mọi người.
3. Không ghi chú.
Hãy ghi chú những thứ cần nhớ và lưu trữ cẩn thận những thông tin cần thiết. Luôn giữ cuốn sổ ghi chú bên mình. Những project lớn sẽ yêu cầu sử dụng một quyển sổ ghi chú riêng. Tạo danh sách thiết bị cần thiết, các shot cần quay và đánh dấu vào những việc đã hoàn thành. Hãy chắc chắn là quyển sổ ghi chú vừa đủ để đặt trong túi bạn và đảm bảo luôn có một cây bút trong đó.
4. Nghĩ rằng bạn có thể giải quyết vấn đề bằng cách mua thêm thiết bị.
Có những người quay toàn bộ phim của họ bằng iPhone. Vậy nên đừng cố gắng mua thêm thứ gì đó để giải quyết vấn đề. Bởi có thể bạn sẽ gặp phải tình trạng có quá nhiều đồ mua rồi mà không dùng đến. Thay vì việc mua sắm thêm thứ gì đó, hãy cố gắng nghĩ ra những giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề trên những thứ mà bạn đang có.
5. Không chừa thêm một chút thời gian trong một shot để dựng phim làm việc.
Khi bắt đầu quay, hãy giữ máy 10 giây trước khi chính thức vào shot. Khi shot quay đã hết, hãy tiếp tục giữ thêm 10 trước khi cắt cảnh. Bạn hiếm khi cần thêm cả 10 giây phụ thêm đó, nhưng việc footage có thêm vài giây sẽ giúp người dựng phim dễ dàng làm việc để tạo nên các đoạn cắt mượt mà hơn.
6. Không quay đủ footage cần thiết để dựng.
Một trong những điều khó chịu nhất trong việc làm phim là khi quay xong xuôi và tiến hành dựng phim thì mới phát hiện ra rằng bạn không có đủ footage để dựng. Có nghĩa là bạn không quay đủ số take và bạn đành phải dùng b-roll để vá lỗi hoặc thực hiện các cut xấu xí. Bạn có dư máy quay nào không? Tại sao bạn không đặt nó lên một cái tripod để lấy góc rộng của mọi cảnh. Bạn sẽ mất thêm khoảng 10 phút để set up và tháo dỡ, nhưng nó sẽ cứu rỗi bạn trong phòng dựng. Bạn có thể tham khảo thêm sự ra đời của kỹ xảo tại đây.
7. Quá táo bạo hoặc quá nhàm chán.
Hãy sáng tạo trong những góc máy của bạn, nhưng luôn luôn có một kế hoạch dự phòng. Quay mọi thứ trong những góc thông thường có thể rất chán – nhưng lại là một việc an toàn. Hãy cố gắng giữ cân bằng giữa việc sáng tạo và những thứ thông thường. Một ống kính mắt cá có thể làm cho project của bạn trông thú vị, nhưng cũng có thể khi vào đến phòng dựng thì bạn lại nhận ra rằng có gì đó sai sai.
Chúng ta đều có những thói quen xấu. Và việc đầu tiên để loại bỏ nó là phải nhìn nhận nó. Bạn có bao nhiêu thói quen xấu trong danh sách này nào?